Sáp nhập là gì? Phân biệt hợp nhất và sáp nhập?

Sáp nhập nghĩa là gì? Nhiều người thường cảm thấy khó hiểu và nhầm lẫn giữa sáp nhập và hợp nhất, đặc biệt trong lĩnh vực doanh nghiệp.
Định nghĩa sáp nhập là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): sát nhập là một từ ghép độc lập Hán Việt, trong đó “sáp” (âm khác là “tháp” trong “tháp tùng”) mang ý nghĩa nhập, cắm, gắn, chen vào.
Theo từ điển Đại Nam Quấc âm: hợp nhất; quay về cùng một chỗ (đối với làng xóm); di dời: chuyển đi, không cho ở chỗ cũ, di chuyển đến chỗ khác.
Theo từ điển Việt Nam (Hội Khai trí Tiến đức – 1931): “sáp nhập” là thuật ngữ chỉ việc đem đất từ một vùng này chuyển sang vùng khác.
Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): sáp nhập được hiểu là nhập chung lại.
Từ điển mới của Việt Nam (Thanh Nghị): sáp-nhập: Tổng hợp lại thành một, thường dùng để nói việc đất ở đây được kết hợp với đất ở nơi khác.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, sáp nhập là việc kết hợp lại với nhau thành một.
Hiện tại, sáp nhập thường được sử dụng để chỉ việc tổ chức các đơn vị hành chính hoặc doanh nghiệp, bao gồm việc sáp nhập hai xã thành một và sáp nhập hai doanh nghiệp với nhau.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020:.
1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Nhiều người chưa phân biệt được hợp nhất và sáp nhập (Ảnh minh họa)
Đặc điểm khác biệt giữa hợp nhất và sáp nhập công ty
Hợp nhất và sát nhập là hai phương án tổ chức lại doanh nghiệp. Vì chúng có nhiều điểm tương đồng, nên nhiều người vẫn gặp nhầm lẫn. Các điểm tương đồng này bao gồm:
Tất cả các hoạt động và sự tồn tại của công ty bị kết hợp, bị sáp nhập.
Các doanh nghiệp thành lập đều được tận hưởng các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập.
Tuy nhiên, trong thực tế, hai phương án này có nhiều điểm khác nhau.
Căn cứ: Luật Doanh nghiệp 2020
Tiêu chí |
Hợp nhất công ty |
Sáp nhập công ty |
Khái nhiệm |
Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. |
Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. |
Các chủ thể liên quan |
Công ty bị hợp nhất Công ty được hợp nhất |
Công ty bị sáp nhập Công ty nhận sáp nhập |
Hình thức |
Các công ty mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập 1 công ty mới |
Các công ty bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho công ty nhận sáp nhập. |
Hậu quả pháp lý |
Tạo ra một công ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ |
Chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập |
Trách nhiệm pháp lý |
Công ty hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất |
Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty nhận sáp nhập |
Đăng ký doanh nghiệp |
Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp |
Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp |
Trên đây là giải đáp câu hỏi sáp nhập là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.